Contactor là gì


Contactor là một loại khí cụ điện dùng để đóng cắt  thường xuyên các mạch điện động lực từ xa, bằng tay hoặc tự động. Thường dùng để khởi động động cơ ( khởi động trực tiếp, khởi động sao-tam giác,…), đóng cắt tải chiếu sáng (đèn điện các hộ gia đình, chung cư,..) , đóng cắt tụ bù.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
a. Cấu tạo :
Contactor được cấu tạo gồm các thành phần: Cơ cấu điện từ (nam châm điện), hệ thống dập hồ quang (tiếp điểm chính và phụ)
-  Nam châm điện: gồm 4 thành phần
+ Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm
+ Lõi sắt (mạch tò) của nam châm gồm 2 phàn: phàn cố định và phàn nắp di động. Lõi thép nam châm có dạng EE, EI hay CI
+ Lò xo phản lực: có tác dụng đẩy phần nắp di động mở về vị trí ban đầu khi ngừng cung cấp điện vào cuôn dây.
- Hệ thống dập hồ quang điện :
Khi Contactor chuyển mạch, hồ quang điện sẽ xuất hiện làm các tiếp điểm bị cháy, mòn dần. Vì vậy cần có hệ thống dập hồ quang gồm nhiều vách ngăn làm bằng kim loại đặt cạnh hai bên tiếp điểm tiếp xúc nhau, nhất là tiếp điểm chính của Contactor.
- Hệ thống tiếp điểm của Contactor :
+ Tiếp điểm chính: có khả năng cho dòng điện lớn đi qua. Tiếp điểm chính là tiếp điểm thường hở, đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của Contactor hút lại.
+ Tiếp điểm phụ: có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhiều hơn 5A. Tiếp điểm phụ có hai trạng thái: Thường đóng và thường mở. Tiếp điểm thường đóng là tiếp điểm ở trạng thái đóng khi cuộn dây nam châm trong Contactor ở trạng thái không được cấp điện. Tiếp điểm thường mở: ngược lại tiếp điểm thường đóng.
Như vậy hệ thống tiếp điểm chính được mắc trong mạch động lực còn tiếp điểm phụ sẽ lắp trong hệ thống mạch điều khiển.

b. Nguyên lý hoạt động của Contactor
Khi cấp nguồn điện bằng giá trị điện áp định mức của Contactor vào hai đầu cuộn dây quấn trên phần lõi từ cồ định thì lực từ tạo ra hút phần lõi từ di động hình thành mạch từ kín, Contactor ở trạng thái hoạt động. Lúc này  nhờ vào bộ phận liên động về cơ giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm kín cho tiếp điểm chính đóng lại, tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng thái (thường đóng sẽ mở ra, thường hở sẽ đóng lại) và duy trì trạng thái này.  Khi ngừng cấp nguồn cho cuộn dây thì Contactor ở trạng thái nghỉ, các tiếp điểm ở trạng thái ban đầu.

c. Các thông số cơ bản của Contactor
- Điện áp định mức :
Điện áp định mức của Contactor Uđm là điện áp của mạch điện tương ứng mà tiếp điểm chính phải đóng ngắt, chính là điện áp vào hai đầu cuộn dây của nam châm điện sao cho mạch từ hút lại.
Thông số này ghi trên nhãn của Contactor có các cấp điện áp:110V, 220V,400V một chiều và 127V, 220V, 380V xoay chiều.
- Khả năng cắt và khả năng đóng :
Khả năng cắt của Contactor điện xoay chiều đạt bội số đến 10 lần dòng điện định mức với phụ tải điện cảm.
Khả năng đóng: Contactor điện xoay chiều dùng để khởi động động cơ điện cần phải có khả năng đóng từ 4 đến 7 lần Iđm.
- Tuổi thọ của contactor :
Tuổi thọ của Contactor phụ thuộc vào số lần đóng, mở. Sau số lần đóng mở ấy thì Contactor sẽ bị hỏng và không dùng được.
- Tần số thao tác :

Là số lần đóng cắt contactor trong một giờ: 30, 100, 120, 180, 300,600, 1200, 1500 lần/giờ.


CÁC TIN KHÁC:
Đèn báo pha Himel
Công Ty Duhal Tham Gia Hội Chợ Công Thương Vùng Kinh Tế Trọng Điểm ĐBSCL Năm 2014
Lưu ý khi lắp đặt cầu dao tự động
Cấp bảo vệ IP trong các thiết bị điện công nghiệp
Form của tủ điện
Tiêu chuẩn sản xuất tủ bảng điện
Phương pháp sử dụng điện tiết kiệm nhất
Phương pháp Sử dụng thiết bị điện gia đình an toàn
Sử dụng thiết bị điện tử kém chất lượng từ Trung Quốc gây tử vong
Bí quyết sử dụng điện tiết kiệm