Vi phạm hành lang an toàn lưới điện có thể bị xử lý hình sự


Nhà và công trình xây dựng gần hành lang bảo vệ an toàn của trạm điện phải đảm bảo không làm hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của trạm điện; không xâm phạm vào đường ra vào trạm điện, đường cấp thoát nước của trạm điện, hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm…

UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định số 76/2014/QĐ-UBND, quy định “Xử lý công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo quy định, chiều dài hành lang của đường dây dẫn điện trên không được tính từ vị trí đường dây ra khỏi danh giới bảo vệ của trạm kế tiếp. Chiều rộng hành lang được giới hạn bới 2 mặt thẳng đứng về hai phía của đường đây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh , cụ thể: Điện áp 22kV dây bọc, khoảng cách là 1m, dây trần là 2m; điện áp 35kV dây bọc khoảng cách là 1,5m, dây trần là 3m; điện áp 110kV dây trần, khoảng cách là 4m; điện áp 220kV dây trần, khoảng cách là 6m; điện áp 500kV dây trần khoảng cách là 7m. Chiều cao hành lang được tính từ đáy mỏng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng  đứng , cụ thể:  Điện áp 35kV, khoảng cách là 2m; điện áp 500kV, khoảng cách là 6m. Hành lang bảo vệ an toàn các loại cáp điện đi trên mặt đất hoặc treo trên không được giới hạn về các phía là 0.5m tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng.



Ảnh: evn.com.vn

Với hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm, chiều dài hành lang được tính từ vị trí cáp ra khỏi ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm này đến vị trí vào ranh giới phạm vi bảo vệ trạm kế tiếp. Chiều rộng hành lang, mặt ngoài của mương cáp đối với  cáp đặt trong mương cáp ; hai mặt thẳng đứng cách mặt ngoài của vỏ cáp hoặc sợi cáp ngoài cùng về hai phía của đường cáp điện ngầm đối với cáp đặt trực tiếp trong đất, trong nước, cụ thể: Cáp đặt trực tiếp trong đất ổn định, khoảng cách là 1m, còn đất không ổn định khoảng cách là 1,5m ; Cáp đặt trong  nước nơi không có tàu thuyền đi lại khoảng cách là 20m, nơi có tàu thuyền qua lại khoảng cách là 100m. Chiều cao được tính từ mặt đất hoặc mặt nước đến mặt ngoài của đáy móng mương cáp đối với cáp đặt trong mương cáp; còn độ sâu thấp hơn điểm thấp nhất của vỏ cáp là 1.5m đối với cáp đặt trực tiếp trong đất hoặc trong nước.

Đối với các trạm điện không có tường, rào bao quanh, hành lang  bảo vệ trạm điện được giới hạn bởi không gian bao quanh trạm điện có khoảng cách đến các bộ phận mang điện gần nhất của trạm điện, cụ thể: Điện áp 22kV khoảng cách là 2m, điện áp 35kV khoảng cách là 3m.

Đối với trạm điện có tường hoặc rào cố định vây quanh, hành lang bảo vệ được giới hạn đến điểm ngoài cùng của móng, kè bảo vệ tường hoặc rào; chiều cao hành lang được tính từ đáy móng sâu nhất của công trình trạm điện đến điểm cao nhất của trạm điện cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng… Đối với các trạm biến áp, trạm phân phối điện hợp bộ có vỏ bằng kim loại thì hành lang bảo vệ được giới hạn đến mặt ngoài của phần vỏ kim loại. Nhà và công trình xây dựng gần hành lang bảo vệ an toàn của  trạm điện phải bảo đảm không làm hư hỏng  bất kỳ bộ phận nào của trạm điện; không xâm phạm đường ra vào của trạm điện, đường cấp thoát nước của trạm điện, hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm và đường dây dẫn điện trên không; không làm cản trở hệ thống thông gió của trạm điện; không để cho nước thải xâm nhập làm hư hỏng công trình điện…

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong công tác bảo vệ an toàn hành lang lưới điện cao áp có thành tích xuất sắc thì được xét thành tích khen thưởng theo quy định. Ngược lại, nếu thiếu trách nhiệm hoặc cố ý  làm trái các quy định của nhà nước gây thiệt hại cho người dân, cho đơn vị, gây mất an toàn lưới điện sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch hoặc buộc thôi việc và phải bồi thường thiệt hại theo quy định. Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo Tổng Công ty Điện lực Hà Nội, 5 tháng đầu năm 2014, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 60 vụ sự cố trên lưới điện mà nguyên nhân là do vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp gây nên. Trong đó, do đào vào cáp 4 vụ; 4 vụ do thả bóng bay và 19 vụ do thả diều vướng vào đường dây cao áp…Tính đến thời điểm này, toàn thành phố vẫn còn tồn tại 1.062 vụ vi phạm hành lang an toàn lưới điện, 5 tháng đầu năm mới chỉ xử lý được 114 vụ vi phạm.

Theo ktdt.vn


CÁC TIN KHÁC:
Tại sao đèn Led được xem là loại đèn tiết kiệm năng lượng?
Giải pháp tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà
Phương pháp khuyến khích sinh viên tiết kiệm năng lượng
Quy trình kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện
Tắt bộ phát Wifi vào ban đêm để tiết kiệm điện
Phòng tránh tai nạn lao động ngành điện – trách nhiệm của người lao động và người quản lý
Rút điện tủ lạnh hoặc tủ đông vào ban đêm không hề giúp bạn tiết kiệm điện
Sử dụng thiết bị sưởi ấm an toàn
Lưới điện Hà Nội sãn sàng trước mùa mưa bão
TP.HCM : Vi phạm trong quy trình sử dụng điện- nguyên nhân chính dẫn đến hỏa hoạn